Bọc ghế bọc đệm

Tư vấn làm đệm ghế bọc ghế sofa tại nhà miễn phí: Hotline: 094.297.5555
Địa chỉ showroom: Số 4 - ngõ 260 đường Lê Trọng Tấn - Phường Khương Mai - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội

Ghế sofa một sản phẩm nội thất khá phổ biến và thông dụng trong cuộc sống của mỗi gia đình. Với sự đa dạng của thị trường sofa như hiện nay thì mỗi người đều có thể thoải mái lựa chọn để có được cho mình một bộ sofa ưng ý nhất, phù hợp với không gian gia đình bạn nhất. Nhưng vần đề sau khi chọn được bộ sofa ưng ý là làm sao để bảo quản phần vỏ bọc sofa hoặc lớp vỏ bọc bạn vừa bọc lại ghế sofa tốt nhất để sử dụng bền, đẹp trong thời gian dài? Để giải quyết vấn đề này, công ty sẽ chia sẻ đến khách hàng cách đơn giản để bảo quản vỏ bọc ghế sofa tốt nhất có thể.
 

BẢO QUẢN CÁC LOẠI CHẤT LIỆU BỌC GHẾ

1. Sofa da:

Dù là lớp vỏ bọc hay làm đệm ghế bằng chất liệu da thì khi sử dụng sofa da nên chú ý:
  • KHÔNG kéo lê, đặt mạnh sofa trong quá trình di chuyển.
  • KHÔNG dùng nước xà phòng đặc để lau rửa sofa.
  • KHÔNG để trẻ em nhảy nhót, giẫm đạp lên sofa.
  • KHÔNG dùng các loại hóa chất như nước rửa kính, nước xịt bồn cầu để vệ sinh sofa da.
  • KHÔNG dùng vật sắc, giẻ lau cứng đối với bề mặt da của sofa da.
  • KHÔNG dùng nước xả lên bề mặt da để giặt sofa da.
  • KHÔNG kê sofa da trong phòng có nhiệt độ cao quá 40 độ C.
  • KHÔNG dùng cồn, rượu để vệ sinh da sofa da.
  • KHÔNG đặt sofa da tại vị trí có ánh nắng chiếu vào trực tiếp, hoặc phòng khách quá ẩm ướt.
  • KHÔNG dùng xăng dầu để tẩy các vết bẩn, mực (nếu có) trên sofa da.
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa
 

2. Sofa vải nỉ, nhung

  • Đặt ghế sofa nỉ đúng vị trí
Người dùng không nên đặt ghế sofa nỉ ở gần nơi có nhiệt độ cao. Bạn nên tránh đặt ghế sofa vải nỉ sát tivi, tủ lạnh, bếp, bình điều hoà,… Nếu muốn đặt ghế sofa gần cửa, bạn không nên đặt chúng quá sát tường. Những vị trí này rất dễ làm bề mặt vải ghế bám rất nhiều bụi bẩn.
 
  • Đặt ghế sofa cách tường và các đồ vật trong nhà tối thiểu 20cm
Nguyên nhân là do vào ban ngày, khi bạn không bật điều hoà, tường nhà sẽ rất nóng. Khi nhiệt độ tăng cao, bụi bẩn rất dễ tích tụ trên vải nỉ. Do đó, bạn nên đặt bộ ghế cách tường và các đồ vật tỏa nhiều nhiệt độ ít nhất 20cm.
 
 
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa
 
  • Hạn chế di chuyển quá nhiều
Việc di chuyển ghế sofa quá nhiều sẽ không tốt cho tuổi thọ của sản phẩm do ghế sofa dễ bị bong tróc trong quá trình di chuyển. Chỉ sau một thời gian ngắn, một vết xước nhỏ có thể gây lủng một lỗ hổng lớn và làm trùng mặt vải trên ghế.
 
  • Dùng gối tựa lưng để bảo quản ghế sofa nỉ
Đặc điểm chung của tất cả các loại ghế sofa là dễ bị xẹp sau một thời gian sử dụng. Khi đó, ghế sẽ bị trũng, lõm và lồi khung sắt. Điều này gây đau đớn khó chịu cho người dùng khi ngồi. Ngoài ra, tính thẩm mĩ của sản phẩm cũng sẽ mất hoàn toàn.
Để làm chậm quá trình bị lún ghế, bạn nên sử dụng gối tựa lưng khi sử dụng. Nhờ đó, gối sẽ giúp ghế lâu bị lún hoặc hỏng lớp đệm bên trong. Ngoài ra, gối sẽ giúp phần vải trên lưng ghế lâu bị bẩn.
 
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa
 
  • Dùng tinh dầu thơm
Ghế sofa rất dễ bị ám mùi từ mồ hôi cơ thể, thức ăn, mùi bẩn,…. Nhất là khi gia đình nấu ăn, khói từ thức ăn sẽ bám vào lớp bông bên trong gối.
Các tinh dầu thơm nguyên liệu tự nhiên khử mùi hiệu quả nhất là chanh, sả, hoa cúc,… Ngoài khử mùi hôi, các tinh dầu này còn giúp cho loại bỏ một số vi khuẩn có hại trên ghế. Mỗi ngày, bạn chỉ cần pha vài giọt tinh dầu với nước lọc, sau đó dùng bình xịt để xịt một lớp mỏng lên toàn bộ bề mặt ghế.
 
  • Bảo quản ghế sofa nỉ khi không sử dụng
Một số trường hợp, chủ nhà sẽ không cần dùng đến bộ ghế sofa trong thời gian ngắn như cả gia đình đi du lịch dài ngày, công tác, chuyển nhà,… Khi đó, không gian trong nhà không có người ở rất nóng và dễ bị đọng nhiều bụi bẩn sẽ làm cho bộ ghế sofa vải bị bẩn và mốc.
Khi đó bạn nên sử dụng vải hoặc nilon cỡ lớn để trùm lên bộ ghế. Khi bảo quản, bạn nên bọc nilon hoặc vải sát vào bề mặt ghế. Nhờ đó, mọi chất bụi bẩn, hơi ẩm sẽ thấm, đọng lại trên vải và nilon. Khi cần sử dụng, bạn chỉ cần tháo lớp bọc ra và hút bụi sơ qua bộ ghế.
 
 
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa
 
  • Hút bụi ghế sofa nỉ thường xuyên
Khác với ghế sofa bằng da, ghế sofa vải nỉ rất dễ bị bám bụi trên mặt vải. Sau một thời gian ngắn, ghế sẽ bị bám một lượng bụi nhất định mà mắt thường không thể nhìn thấy. Nếu không thường xuyên làm sạch, ghế sofa nỉ sẽ rất dễ bị ố vàng, rách và chứa nhiều vi khuẩn.
Vì vậy, mỗi tuần bạn nên hút bụi cho ghế sofa. Bạn có thể tận dụng máy hút bụi có sẵn. Lưu ý rằng, để đảm bảo vệ sinh, bạn nên dùng riêng một đầu máy hút bụi cho ghế sofa. Tránh dùng đầu hút bụi nền nhà để hút bụi cho ghế sofa vải.
 
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa
 
Trong trường hợp không có máy hút bụi, bạn có thể dùng khăn ướt để lau sơ qua bề mặt ghế. Khăn ướt sẽ thấm hút một lượng nhỏ bụi bẩn trên lớp vải. Tuy nhiên, bạn không nên dùng khăn quá ướt để lau ghế. Điều này nhằm tránh việc làm ướt lớp bông bên trong ghế sẽ làm sản sinh thêm nhiều vi khuẩn. Nếu lớp bông và vải bị ướt trong quá trình vệ sinh, bạn có thể dùng quạt hoặc máy sấy để làm khô ghế tức thì.

CÁCH VỆ SINH CÁC LOẠI CHẤT LIỆU

1. Sofa da

Việc bọc ghế sofa da không thể làm sạch với chất tẩy thông thường có độ PH quá cao so với chất liệu da (xà phòng, nước rửa nước chén, nước lau kính, xăng, dầu,...là những hợp chất đặc biệt có hại cho da của sofa). Sử dụng kem làm sạch da chuyên dụng (Leather Cleaner) sẽ là giải pháp hữu hiệu duy nhất để chăm sóc cho bộ sofa da của gia đình.
 
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa

2. Sofa vải

  • Bước 1: Kiểm tra chất liệu sofa
Đây là một bước cực kỳ quan trong trong quy trình vệ sinh sofa vải. Bởi mỗi một chất liệu vải bọc ghế sofa sẽ có những đặc điểm khác nhau do đó những cách vệ sinh cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể kiểm tra nhãn dưới đáy để biết cách vệ sinh ghế sofa của nhà mình:
“W”, “WS”: Có thể làm sạch với nước xà phòng
 “S” : Vệ sinh khô hoặc dùng nước không chứa chất tẩy rửa
“X”: Làm sạch khô hoặc chỉ hút bụi
“O”: Làm sạch bằng nước lạnh
 
  • Bước 2: Hút bụi cho ghế
Ở bước thứ 2 trong quy trình làm sạch ghế sofa này bạn có thể dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn có trên ghế. Tiếp đó, bạn có thể tháo những vỏ nệm, vỏ gối có bỏ vào máy giặt để giặt trước.
 
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa
  • Bước 3: Làm sạch sofa vải

Cách làm sạch ghế sofa vải với chất tẩy rửa:

Hòa 1/4 cốc nước rửa bát với 1 cốc nước, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp vệ sinh sofa vải
Dùng miếng bọt biển hoặc bàn chải mềm để chà nhẹ lên ghế
Sử dụng giẻ khô lau hết phần bọt thừa bởi nếu để khô, chúng sẽ tạo vết loang lổ trên ghế.
Dùng khăn sạch thấm nước lạnh lau lại ghế. Điều này giúp loại bỏ chất tẩy rửa và các chất bẩn còn vương lại trên ghế.
Dùng quạt hoặc đặt ghế gần cửa sổ để ghế khô nhanh
 
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa
 

Cách vệ sinh sofa vải không cần nước:

Cho cồn vào trong một bình xịt sau đó xịt lên ghế.
Thông thường cồn bốc hơi nhanh sẽ dễ để lại vết khi khô. Do đó bạn cần nhanh tay sử dụng miếng bọt biển để chà vào vị trí ghế bạn vừa mới xịt cồn.
Dùng một bàn chải mềm và chải theo hình vòng tròn để đưa để vải sofa về trạng thái cũ. Như vậy là bạn đã hoàn thành việc làm sạch ghế sofa vải của nhà mình
 
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa
 
Bọc ghế tại Sofa VNCCO thực hiện cùng quy trình, thủ tục làm việc nghiêm ngặt từ khâu đơn đặt hàng ở giữa 2 bên, bản hợp đồng tới bản thanh lý hợp đồng … Đặc biệt, bạn còn được tư vấn miễn phí về chất liệu bọc sao cho vừa mang lại phong cách riêng cho quý công ty, vừa đạt được độ bền theo thời gian, vừa tạo sự thoải mái nhất cho người sử dụng.
Với đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên nghiệp, tay nghề cao, VNCCO sẽ mang tới cho khách hàng dịch vụ tốt và chất lượng, giúp ghế văn phòng trở nên như mới. Nếu quan tâm dịch vụ bọc sofa giá rẻ bạn hãy trực tiếp đến công ty Sofa VNCCO để được tư vấn chi tiết.
4.95 sao của 2676 đánh giá
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa
Mách bạn cách bảo quản và vệ sinh lớp vỏ bọc sau khi bọc ghế sofa
Tin tức Tư vấn miễn phí 094.297.5555 Xóm 5 - Đông Lao - Đông La - Hoài Đức - TP Hà Nội
Bọc ghế sofa tại nhà Hà Nội
Bọc ghế sofa tại nhà Hà Nội
Việc lựa chọn một bộ ghế sofa để trang trí cho nội thất phòng khách gia đình, văn...
TOP những mẫu bọc ghế sofa nỉ tạo sự sang trọng và tinh tế
TOP những mẫu bọc ghế sofa nỉ tạo sự sang trọng và tinh tế
Bạn muốn tân trang lại bộ sofa nhà mình? Bạn đang băn khoăn không biết chọn địa điểm...
TOP những mẫu bọc ghế sofa da đẹp phong cách 2024
TOP những mẫu bọc ghế sofa da đẹp phong cách 2024
Da là chất liệu bọc ghế nổi tiếng, được rất nhiều người quan tâm và tin dùng. Sofa...
Cách bảo vệ ghế sofa để sử dụng được lâu
Cách bảo vệ ghế sofa để sử dụng được lâu
Hơn 15 năm thành lập. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhiều năm...
Các yếu tố cần cân nhắc khi chọn bọc đầu giường
Các yếu tố cần cân nhắc khi chọn bọc đầu giường
Với nhu cầu ngày một tăng cao của quý khách hàng, VNCCO chúng tôi không chỉ...
Vì sao dịch vụ bọc ghế lại trở nên cần thiết?
Vì sao dịch vụ bọc ghế lại trở nên cần thiết?
Ghế sofa được sử dụng rất phổ biến trong phòng khách. Chúng có nhiều kiểu...
Chọn sofa nệm hay sofa gỗ cho phòng khách theo xu hướng hiện nay
Chọn sofa nệm hay sofa gỗ cho phòng khách theo xu hướng hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại ghế sofa với nhiều mẫu mã bắt mắt...
Top 5 lưu ý khi lựa chọn thuê dịch vụ bọc ghế sofa
Top 5 lưu ý khi lựa chọn thuê dịch vụ bọc ghế sofa
Hơn 15 năm thành lập. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhiều năm...
094.297.5555