Hầu như phòng khách của mọi gia đình nào cũng được trang bị một bộ ghế sofa. Nó vừa mang lại cho chủ nhà không gian sang trọng vừa tiện lợi để tiếp khách. Nhưng việc sửa dụng ghế sofa không đúng cách, không bảo quản thường xuyên sẽ giảm tuổi thọ đáng kể của bộ nghế làm tốn không ít chi phí cho gia đình bạn. Vì thế hãy tìm hiểu một số mẹo dưới đây rút ra cho mình một vài kinh nghiệm khi sử dụng để tối ưu được tuổi thọ của bộ sofa trong gia đình.
1. Sofa da:
Hiện trên thị trường có hai loại sofa phổ biến đó là sofa da thật và sofa giả da. Ở nhiều mức giá khát nhau.
Sofa da thật thường có giá khó là đắt đỏ, có những bộ lên đếnh vài trăm triệu hay gần tỷ đồng. Vì sao nó lại đắt như vậy? Vì nó được làm từ da của các lài động vật trong thiên nhiên, co độ thấm hút cao. Đặt biệt rà rất bềnh, sử dụng về sau càng bóng lán tôn lên vẻ đẹp thượng lưu của nội thất trong căn phòng. Nhược điểm lớn nhất của bộ sofa này là màu sắt không thực sự phong phú để lựa chọn và vì nó quá đắt nên phải có khâu chăm sóc, bảo quản cầu kỳ. Mặt dù đắt là vậy nhưng chỉ có những người sành chơi vào nhà bạn mới nhận ra được giá trị của chúng. Hãy thử tưởng tượng có một tại nạn nhỏ nào ấy khiến sofa da của mình bị sước chắc có lẽ khá là một sự nhói lòng không hề nhẹ cho gia chủ
Nhu cầu thị trường về sofa da cao nhưng lượng da thật không đủ cung ứng với lại vô cùng đắt đỏ dẫn đến sự ra đời của những bộ sofa giả da. Nó trường rẻ hơn nên khâu bảo quản la cần thiết nhưng không cần phải quá ư là cầu kỳ. Ngoài ra nó còn có khá nhiều mẫu mã, màu sắt để khách hàng có thể lựa chọn mẫu nào phù hợp vói căn nhà của mình nhất. Nhực điểm của sofa này là tuổi thọ thấp hơn nhưng bù lại gia chủ có thể thay vỏ bọc sofa ít tốn kém hơn.
Cách bảo quản sofa da:
Cách loại bỏ bụi bám trên sofa da:
- Hãy lau qua bộ nghế bằng khăn mềm, mỏng, sạch. tránh các chất tẩy rửa mạnh
- Để làm sạch tổng thể bề mặt da ghế, bạn pha loãng một chút nước xà phòng tắm, sau đó dùng khăn mềm thấm vào để lau. Chú ý là chỉ làm ẩm khăn, không thấm đẫm nước, khi lau nước sẽ chảy vào các khe ghế và ngấm sâu vào bên trong bề mặt da làm hỏng ghế. Dùng cách này bạn có thể loại bỏ bụi bẩn và vết cáu ghét trên ghế. Sau khi lau bằng nước xà phòng, bạn dùng khăn khô lau lại nhiều lần.
Cách loại bỏ vết bẩn trên sofa da:
- Với những vết bẩn khô: dùng bải chải lông mềm chải sạch. Hạn chế chà trực tiếp bàn chải lên bề mặt da.
- Đối với những vết bẩn do trà, cà phê hay các đồ uống khác gây ra, bạn nên nhanh chóng lau bằng một chiếc khăn ướt sau đó dùng khăn khô lau lại. Không đổ nước trực tiếp lên vết bẩn sẽ làm vết bẩn loang rộng ra và hỏng da ghế.
- Nếu ghế bị bẩn bởi dầu mỡ, bạn dùng giấy toilet lau hết vết dầu mỡ, sau đó dùng khăn nhúng vào dung dịch xà phòng pha loãng rồi lau chỗ bẩn, cuối cùng dùng khăn mềm, khô để lau sạch lại. Không sấy ghế bằng máy sấy hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt.
- Với những mẹo bảo quản sofa trên sẽ giúp bạn vệ sinh và bảo quản sofa da bền đẹp nhất mà không tốn nhiều công sức, giữ tuổi thọ sản phẩm tới cả chục năm.
2 Sofa vải
Ghế sofa vải hiện nay cũng không kém phần phổ biến trên thị trường. Với chất liệu vải mềm mại, đem lại vẻ đạp ấm cúng cho gian phòng khách nên cũng được nhiều khách hàng lựa chọn.
Nhưng sau một thời gian dài sử dụng cũng khó tránh các lỗi thường gặp hư sút chỉ hay hư vải ...
Giặt bọc ghế sofa vải phòng khách theo đúng định kỳ
Sofa vải nếu tiếp xúc với nước quá nhiều sẽ nhanh bị hư, ải và nấm mốc do đó thời điểm tốt nhất để bạn giặt sofa vải là 3-4 tháng một lần bằng máy công nghiệp hoặc giặt khô ngoài tiệm. Còn nếu như bạn tự giặt bằng nước thì có thể ngâm với xà phòng không có chất tẩy trắng trong khoảng 30 phút sau đó giặt lại bằng nước lạnh và phơi thật khô, tránh để vải còn ẩm đã đem vào sử dụng. Việc giặt sofa vải phòng khách sẽ làm cho bộ sofa được làm sạch cả trong và ngoài, đánh bật các vết bẩn đã tích tụ lâu ngày, những vết nấm mốc hay những vết hoen ố mà khăn không thể lau sạch.
Loại bỏ các vết bám bẩn trên sofa vải đúng cách
Ghế sofa vải bố sử dụng trong phòng khách sẽ không tránh khỏi các vết bám bẩn cũng như các vết bám do cafe, thức ăn, trà, sữa,… hay thậm chí là vết mực nếu gia đình bạn có con nhỏ. Với những vết bám bẩn nếu không tẩy rửa đúng cách không những không thể làm sạch chúng mà còn làm hỏng cả bộ sofa của bạn. Do đó bạn cần loại bỏ các vết bám bẩn trên sofa vải đúng cách để đảm bảo tuổi thọ cho bộ sofa.
– Cách loại bỏ bụi bám trên sofa vải:
Với những vết bụi bám bạn có thể sử dụng máy hít bụi hút sạch bụi hoặc đặt một chiếc khăn ẩm lên
đệm ghế phòng khách sau đó lấy gậy đập lên bụi từ ghế sẽ bay lên và bám vào khăn ẩm. Định kỳ 3-4 tháng bạn nên lột vỏ các tấm nệm lót để giặt với xà phòng để làm sạch hoàn toàn các vết bám bụi.
-Cách loại bỏ vết bẩn từ mực, cafe, đồ ăn bám vào sofa vải:
Với vết bám bẩn từ mực bút bi, cafe, đồ ăn,… bạn có thể đổ một ít cồn lên vết mực rồi dùng giấy thấm cho vết bẩn ngấm sang giấy. Lặp lại nhiều lần sau đó giặt tấm vải bọc sofa với xà phòng để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng lọ xịt tẩy nội thất xe hơi xịt lên vết bẩn rồi để 2-3 phút rồi lau sạch bằng khăn ẩm, sau đó làm khô vải bằng quạt hoặc máy sấy tóc.
Khử mùi ghế sofa vải phòng khách
Nên khử mùi sofa vải phòng khách để tạo cảm giác thoải mái cho người dùng
Ghế sofa vải bố sau một thời gian sủ dụng có thể có một số mùi không mong muốn làm bạn thiếu tự tin mỗi khi có khách tới chơi. Đừng lo bởi bạn có thể hoàn toàn loại bỏ những mùi khó chịu đó bằng nhiều cách khác nhau lại vô cùng đơn giản. Bạn có thể nhỏ một vài giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn quấn lại trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các chiếc gối nhỏ xinh trên ghế sofa , hương thơm tỏa ra sẽ giúp bạn xua tan đi mùi hôi khó chịu từ sofa thay vào đó là những hương thơm yêu thích của bạn. Ngoải ra, bạn có thể dùng nước xịt khử mùi chuyên dụng cho các loại vải, thảm, loại nước xịt này có giá thành khá rẻ bạn có thể dễ dàng mua được trong các siêu thị hoặc của hàng tạp hóa.
Một số lưu ý giúp sử dụng bọc đệm ghế vải phòng khách được bền lâu
Với một số lưu ý chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn duy trì tuổi thọ cho bộ đệm ghế sofa vải bố của gia đình được bền lâu theo thời gian:
- Sau một thời gian sử dụng nhất định bạn nên đổi đầu phần nệm ngồi của sofa một lần để phần chịu lực ép sẽ phân bổ đều cho cả chiếc nệm tránh bị xẹp và lệch bên.
- Sofa vải phòng kháchđược làm từ chất liệu vải cao cấp có độ bền rất cao, tuy nhiên cũng không tránh khỏi việc bị tuột chỉ hay sổ một vài sợi vải sau một thời gian dài sử dụng. Trong trường hợp này đầu tiên bạn phải tìm mọi cách tốt nhất để nối lại chỗ bị tuột chỉ hoặc khéo léo cắt chỗ chỉ đó, tránh dùng tay kéo dật đứt sẽ làm ảnh hưởng tới các sợi vải bên cạnh.
- Khi vệ sinh tránh tuyệt đối việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh một cách tùy tiện sẽ làm ảnh hưởng tới màu sắc và có thể làm hư hại bộ bọc ghế sofa.
- Tránh đặt ghế sofa vải tại những nơi đón ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc những nơi ẩm thấp sẽ làm giảm tuổi thọ sản phẩm.
- Bạn nên đặt sofa vải cách các nguồn điện hoặc những nguồn phát nhiệt từ 10-30cm để tránh trường hợp có cháy nổ xảy ra.
Chỉ với vài lưu ý nhỏ và một chút chú ý về cách sử dụng cũng như bảo quản sofa vải đúng cách bạn đã có thể duy trì tuổi thọ của sản phẩm được lâu hơn và giúp bộ sofa phòng khách nhà bạn luôn như mới, giảm bớt các chi phí không cần thiết cho gia đình khi phải thường xuyên sử dụng các dịch vụ vệ sinh hoặc thậm chí phải thay đổi bộ sofa mới cho gia đình. Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết được những nỗi băn khoăn về vấn đề sử dụng và bảo quản
đệm ghế sofa vải phòng khách.