Ngày nay, thiết kế gian mở đã dần trở nên phổ biến. Các kiểu thiết kế mở sẽ mang đến sự thông thoáng và vẻ hiện đại cho không gian. Một trong số đó là xu hướng thiết kế phòng khách và bếp chung. Tuy phổ biến, nhưng đây kiểu thiết kế này không phải dễ dàng thực hiện, nếu không khéo léo có thể làm hỏng cả kiến trúc ngôi nhà. Bài viết này sẽ liệt kê một số lưu ý cần đảm bảo trong thiết kế phòng khách liền bếp.
Ưu điểm của kiểu nhà có phòng khách nối liền bếp
Không gian phòng khách và bếp đều là không gian sinh hoạt chung của gia đình trong một ngôi nhà. Thiết kế phòng khách kết hợp bếp giúp cho hai không gian này gần như trở thành một, thuận tiện hơn trong sinh hoạt cũng như tạo sự gắn kết các thành viên trong gia đình. Kiểu thiết kế này tạo có ưu điểm là:
- Tạo không gian thoáng cho ngôi nhà: Thông thường, nếu để phòng khách và bếp mỗi phòng một không gian riêng thì sẽ giới hạn nhiều diện tích ở mỗi không gian. Tuy nhiên, khi thiết phòng khách và bếp chung thì 2 không gian này chập thành một, khiến cho khu vực này được nới rộng diện tích hơn, không gian trở nên thông thoáng hơn rất nhiều nếu như biết cách sắp xếp và bố trí các bố cục trong căn phòng hợp lý, khoa học.
- Tiết kiệm diện tích ngôi nhà. Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ ở thành phố lớn thì thiết kế phòng khách và bếp liền nhau là lựa chọn hợp lý giúp tiết kiệm diện tích không gian sống. Việc bố trí 2 không gian này làm một giúp cho chủ nhà tiết kiệm một phần chi phí xây dựng, căn nhà sẽ không bị tốn nhiều diện tích bởi phải xây thêm những bức tường bê tông ngăn cách không gian.
- Thuận tiện trong sinh hoạt: Kết nối hai không gian này với nhau thì cuộc sống sinh hoạt chung của gia đình sẽ trở nên gắn kết hơn. Mẹ có thể vừa nấu cơm vừa trông chừng các con chơi ở phòng khách hoặc có thể gọi các thành virn trong gia đình đến phụ giúp ngay tức khắc.
Những lưu ý khi thiết kế phòng khách liên thông với phòng bếp
1. Đảm bảo không gian thông thoáng, liền mạch
Lưu ý khi thiết kế phòng ăn liền phòng khách đó là sự liên thông về không gian. Không gian khi bị cắt ghép vụng về sẽ khiến căn hộ mất thẩm mỹ. Bạn có thể sử dụng màu sơn hài hòa, tranh treo tường làm cầu nối cho ngôi nhà, hay kết hợp các vật dụng như mua bàn ghế ăn cùng với
đệm ghế gỗ và làm đệm sofa phòng khách cùng tông màu hoặc bổ sung cho nhau.
2. Bố cục không gian được phân chia rõ ràng
Mặc dù phòng khách và phòng ăn được liên thông với nhau nhưng bạn cũng nên chú ý tạo điểm nhấn riêng cho từng phòng. Lưu ý khi thiết kế phòng ăn liền phòng khách với tông màu và vách ngăn phải có sự thống nhất nghệ thuật. Bạn cũng có thể thiết kế quầy bar để tạo ranh giới tự nhiên phá cách độc đáo cho ngôi nhà.
3. Nên phân chia với vách ngăn hay sơn tường?
Trong thiết kế không gian mở, sự phân chia không quá rạch ròi. Những tấm vách ngăn nhẹ làm từ nhiều vật liệu khác nhau, được trang trí hoa văn đẹp mắt trở thành những “bức tường” ngăn cách không gian. Đôi khi những tấm vách ngăn này lại được thiết kế đa năng, vừa mang tác dụng ngăn cách, vừa tiện lợi để gia chủ bố trí những vật dụng trang trí.
Với không gian mở hoàn toàn hãy tạo nên sự phân chia “ảo” với màu sơn tường, màu sắc sẽ giúp phân định khu vực khá rõ ràng. Tuy nhiên, khi lựa chọn cũng cần lưu ý chọn lựa những gam màu hợp lý, bổ sung cho nhau tạo thành thể thống nhất.
Bởi sự đối chọi về màu sắc vô hình chung trở thành công cụ “cắt nhỏ” không gian đó. Có thể chỉ sử dụng với một gam màu, nhưng đánh dấu sự khắc biệt với tranh ảnh hay họa tiết trang trí.
4. Chú ý đến mùi thức ăn
Lưu ý khi thiết kế phòng ăn liền phòng khách có thể kể đến đầu tiên đó làm mùi phòng khách. Mùi thức ăn từ phòng bếp có thể tỏa ra cả căn nhà sẽ khiến việc tiếp khách không được thoải mái, đồng thời cũng gây ám mùi lên các vật dụng nội thất phòng khách như rèm cửa, đệm ghế gỗ, khăn trải bàn,... Vì vậy, cần lắp các thiết bị để hạn chế mùi, đảm bảo không gian thoáng, không khí tốt sẽ giúp căn hộ tiện nghi hơn. Đặc biệt, bạn không nên bố trí căn bếp ở không gian thoáng với hệ thống khí ra vào thường xuyên khiến mùi thức ăn dễ bốc sang các không gian khác. Một không gian phòng ăn với đầy đủ ánh sáng, thoáng đãng sẽ khiến hạn chế mùi thức ăn hơn đấy.
Hệ thống khử mùi, hệ thống thoát nước cần được thiết kế và xử lý một cách triệt để. Đặc biệt là hệ thống khử mùi, loại bỏ đi mùi dầu mỡ, thức ăn luẩn quẩn không làm ảnh hưởng đến người sinh hoạt bên trong ngôi nhà.
5. Bố trí ánh sang hợp lý
Mỗi khu vực trong phòng chọn sử dụng từng loại đèn chiếu sáng riêng biệt để xác định không gian, phân tách chức năng cụ thể. Chẳng hạn, với không gian sinh hoạt chung có thể sử dụng loại đèn chùm lớn, hay khu vực ăn uống chỉ nên sử dụng những loại đèn nhỏ, chiếu sáng tập trung vào bàn ăn, bởi khu vực này có thể tận dụng nguồn sáng từ không gian lân cận.
Ngoài ra, bạn cũng có thế làm cho không gian phòng sang sủa hơn bằng việc sử dụng các
bọc ghế bàn ăn sáng màu nữa đấy nhé!